Được biết,ệtNamcóthểsẽchưacókếtluậnvềthuốclámớitạtra tấn tình dụcCOP là hội nghị quốc tế có sự tham gia của các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong đó Việt Nam là một trong các nước tham gia sớm nhất,nhằm tìm kiếm giải pháp và sự đồng thuận của chính phủ các nước thành viên trong việc kiểm soát thuốc lá, hướng đến giảm tỷ lệ thương vong, bệnh tật do thuốc lá gây ra.
Còn quá sớm để Việt Nam kết luận về tác động của thuốc lá mới
Trong nước, vấn đề về kiểm soát thuốc lá mới hiện vẫn đang trong tiến trình thảo luận giữa các bộ ngành bởi quan điểm khác biệt trong việc quản lý các sản phẩm này.
Bộ Công thương, đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng khung pháp lý quản lý thuốc lá mới vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến thống nhất từ cơ quan bộ ngành liên quan để sớm đưa thuốc lá mới vào quản lý.
Tại một cuộc họp gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: "Vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng, tổng thể, khách quan, khoa học, từ đó mới có thể đưa ra được đề xuất, kiến nghị chính sách phù hợp đối với thuốc lá mới".
Đến nay, giới y khoa trong nước lẫn quốc tế vẫn đang thảo luận và tiến hành nhiều nghiên cứu về khoa học và tính ảnh hưởng của các sản phẩm này. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phát triển của sản phẩm nhanh hơn các nghiên cứu khoa học, chính phủ nhiều nước đã linh hoạt áp dụng các luật hiện hành để kiểm soát nghiêm ngặt và cung cấp hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới đến người hút thuốc, thay vì để mất quyền kiểm soát do thị trường chợ đen bành trướng.
Tính đến thời điểm hiện nay, số lượng các nghiên cứu kỹ thuật về thuốc lá mới trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện chỉ có Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ đã nghiên cứu và công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm thuốc lá làm nóng vào năm 2020, đến năm 2022 tiếp tục công bố 4 tiêu chuẩn quốc gia về thuốc lá điện tử. Do vậy, sẽ còn quá sớm để Việt Nam đưa ra kết luận dựa trên những dữ liệu khoa học, kỹ thuật đời thực được thực hiện trong nước về các sản phẩm thuốc lá mới tại COP10.
Ngày càng có nhiều dữ liệu đời thực từ các quốc gia đi trước
Trong nước, việc kiểm soát thuốc lá mới và thảo luận về tính ảnh hưởng của sản phẩm mặc dù chỉ diễn ra trong vài năm gần đây, nhưng thực tế ngành hàng này đã có mặt trên toàn cầu hơn một thập kỷ.
Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc thấp nhất và tỷ lệ tử vong liên quan đến thuốc lá điếu thấp nhất toàn châu Âu. Để có được thành tựu này, Chính phủ Thụy Điển đã cho phép các sản phẩm thuốc lá mới được cung cấp hợp pháp dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của hệ thống quy phạm pháp luật. Kết quả theo Cơ quan Y tế Công cộng nước này, tỷ lệ người hút thuốc lá điếu giảm sâu đến mức 5,8% vào năm 2022, dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm còn 5% trước 2030, giúp Thụy Điển trở thành quốc gia không khói thuốc đầu tiên trong lịch sử.
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia điển hình cho sự thành công trong việc dùng thuốc lá mới làm công cụ giúp quốc gia này đạt tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu đáng kể. Cụ thể, sau 5 năm thương mại hóa thuốc lá làm nóng, lượng thuốc lá tiêu thụ tại nước này giảm đến 44%, giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá hàng ngày từ 19,3% vào năm 2013 xuống chỉ còn 13,1% vào năm 2019.
Theo đó, Nhật đã chính thức đưa thuốc lá làm nóng thành đối tượng điều chỉnh của Đạo luật Kinh doanh Thuốc lá 1984 để hợp pháp hóa dưới sự quản lý của đơn vị chủ quản ngành thuốc lá là Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng kiểm soát thuốc lá điện tử nghiêm ngặt như một loại dược phẩm.
Thành tựu của Nhật Bản, Thụy Điển… cho thấy, các sản phẩm thuốc lá mới ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp chính phủ nhiều quốc gia giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu cho dù các nghiên cứu khoa học liên quan đến sản phẩm này vẫn hiện đang tiếp tục được thực hiện.
Trong khi đó, ở một quốc gia cấm thuốc lá mới như Úc, tỷ lệ giảm tiêu thụ thuốc lá điếu lại khá khiêm tốn, chỉ giảm dưới 2 điểm % từ 16,4% vào năm 2013 còn 14,7% vào năm 2019.
Giới chuyên gia cho rằng, những dữ liệu đời thực và nghiên cứu khoa học hiện có đã đủ để làm cơ sở cho các nước chưa đủ điều kiện tự nghiên cứu như Việt Nam tham khảo, đưa ra quyết định ứng xử đối với thuốc lá mới, thay vì buông lỏng kiểm soát mặt hàng này.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho rằng các cơ quan quốc tế uy tín toàn cầu như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) hay WHO cần tiếp tục có thêm nghiên cứu sâu hơn về thuốc lá mới đến. Đây sẽ là cơ sở giúp cho các quốc gia như Việt Nam đưa ra quyết định phù hợp đối với thuốc lá mới.
Như vậy, cuộc họp COP10 vào tháng 11.2023 có thể là cơ hội để các nước thành viên kêu gọi WHO xem xét bằng chứng rõ ràng rằng việc các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu có khả năng đóng góp vào việc giảm tiêu thụ thuốc lá điếu trên toàn cầu. Đây cũng chính là cơ hội cứu sống và giảm tỷ lệ bệnh tật cho hàng triệu người hút thuốc.